Những lễ hội đặc sắc trong dịp Tết cổ truyền của miền Trung

Đến với miền Trung vào dịp Tết cổ truyền, du khách sẽ được tham gia vào nhiều lễ hội đặc sắc mang những ý nghĩa khác nhau, điểm chung nhất có lẽ là đều cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn tiến tới 

Tết không chỉ là dịp để mọi người trở về bên gia đình của mình đón chào một năm mới, mà còn là thời điểm thích hợp để khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Tết Nguyên Đán năm nay bạn hãy thử một lần đón tết tại miền Trung, cùng tham gia vào các lễ hội xem chúng có gì thú vị nhé.

Hội vật làng Sình, Huế

Hội vật làng Sình diễn ra vào ngày 9 – 10 tháng Giêng tại xã Phú Mẫu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài yếu tố tâm linh truyền thống, lễ hội còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

Cùng với vật chính, đêm hôm trước và suốt ngày hội, khắp nơi trong làng các quán hàng ăn: Bún bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cháo lòng, bánh canh, chè,…. cùng các trò chơi cũng thu hút đông đảo khách chơi xuân. Cho đến khi tắt nắng, cuộc vui mới chịu dừng. Và hôm sau mọi việc trở lại nhịp sống đời thường, một năm làm lụng mới lạ bắt đầu.

Lễ hội Cầu Ngư, Đà Nẵng

Lễ hội Cầu Ngư là đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của người đan miền biển trong đó có Đà Nẵng. Vì từ lâu trong lòng người dân xứ biển luôn tôn thờ các vị thần biển cả để hy vọng có những lần ra khơi được bình an vô sự, đánh bắt được nhiều tôm cá, người dân được sống ấm no hạnh phúc. Vị thần biển được người dân Đà Nẵng tôn sùng là Cá Ông (cá Voi) – nhân vật mang đến sự ấm no cho cả dân làng và phù hộ bình an cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Cá Ông mà hàng năm vào tổ chức 2 ngày vào giữa tháng 3 âm lịch tại những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp,…

Tham dự lễ hội Cầu Ngư du khách còn được chứng kiến, tham gia các hoạt động trong lễ hội: kéo co, bơi lội, đua thuyền, đá bóng, hát hò khoan, múa bả trao, hát tuồng ,.. sôi nổi, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân, vừa thể hiện tài năng văn nghệ của con người nơi phố biển. Đến với Đà Nẵng dúng dịp diễn ra lễ hội Cầu Ngư du khách sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới về văn hóa, truyền thống trong cách sinh hoạt, tổ chức lễ hội của người dân nơi đây.

Lễ hội Đống Đa, Bình Định 

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là dịp tưởng nhớ công tích lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiếng thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng.. thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước 

Lễ hội bà Thu Bồn, Quảng Nam

Lễ hội bà thu Bồn được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch là lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của người dân ven sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. Lễ hội bắt nguồn từ sự tích bà Thu Bồn – là môt vị tướng của nhà Lê bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn thì bị ngã ngựa do tóc bà bị quấn vào chân ngựa nên bà bị giặc giết. Người dân nơi đây đã lập thành thờ với lòng biết ơn và coi bà là biểu tượng của cái đẹp, của khát vọng hòa bình.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, từ đường làng, sân vận động, lăng Bà Thu Bồn đến bãi sông Thu Bồn đều tấp nập rừng người kéo về đây trẩy hội. Đây là lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Kinh, và Cơ Tu sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Vu Gia (Quảng Nam)

Có thể bạn quan tâm...